phi công “ace” huyền thoại Lydia Vladimirovna Litvyak.
Hôm qua, khi tôi đăng status chúc mừng ngày 8/3, có nhắc đến “Đoá hồng Stalingrad”, nhiều bạn đã phỏng đoán đó là nữ xạ thủ Lyudmila Pavlichenko. Nhưng không phải! Hôm nay, tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện về 1 đoá hồng khác, người đã gieo rắc nỗi sợ hãi cho các phi công của lực lượng Luftwaffe (Đức) - đó là nữ phi công “ace” huyền thoại Lydia Vladimirovna Litvyak.
Nếu chỉ dùng 1 câu để nói về bà, tôi sẽ gọi bà là “Người anh hùng chưa được tuyên dương”. Bởi cuộc đời bà là 1 chuỗi những nỗi bất công, từ sự phân biệt của Xã Hội, ghẻ lạnh của cấp trên đến sự ganh tỵ của các “đồng đội” nam. Ngay cả cái chết của bà cũng trở thành hình ảnh đặc trưng cho sự phi quân tử khi 8 chiếc Me-109 (do 8 phi công nam Luftwaffe) bao vây, quyết bắn hạ cho bằng được chiếc Yak-1 đặc biệt với hình vẽ 2 bông Lys trắng 2 bên.
Đó là ngày 1/8/1943, khi quân Đức phát hiện chiếc Yak-1 của Lydia trên vùng trời Orel khi cô đang hộ tống một đơn vị IL-2 Sturmoviks. Lập tức 8 chiếc Me-109 được lệnh đón đầu để tấn công Lydia. Mặc dù 1 chọi 8, nhưng Lydia cũng khiến phi đội Đức phải vất vả mới hạ được cô. Chiếc máy bay của Lydia rơi xuống gần làng Dmitriyevka, thuộc quận Shakhterski. Thi thể cô được dân làng mai táng ngay dưới thân chiếc Yak-1 với 12 ngôi sao vàng trên thân. Khi hi sinh, Lydia mới 21 tuổi.
Không có báo cáo nào về cái chết của Lydia, Dân ủy nội vụ NKVD (cơ quan chuyên môn "đâm sau lưng chiến sĩ" của Liên-Xô) mau chóng liệt cô vào trường hợp mất tích trên chiến trường. Thời gian đó, theo chỉ thị của Stalin: "Mọi chiến sĩ rơi vào tay quân địch đều bị coi là kẻ phản bội", người ta đối xử với đồng đội bị bắt như kẻ thù. Các cơ quan và tướng lĩnh đều nhất trí từ chối đề nghị của đơn vị, xin truy tặng huân chương hoặc danh hiệu cho Lydia. Thậm chí NKVD còn tiến hành một cuộc điều tra xem cô có phản bội hay không, nhưng cuối cùng không phát hiện ra điều gì.
Mùa hè năm 1946, đồng đội của Lydia tiến hành một cuộc tìm kiếm tại khu vực cô mất tích nhưng không thu được kết quả. Một đài tưởng niệm cô: một tảng đá với 12 ngôi sao vàng, được dựng lên tại Krasy Luch vùng Donetsk.
Từ năm 1946 tới năm 1968, qua báo chí, đài phát thanh và TV, người thợ máy và cũng là bạn thân của Lydia - Inna Pasportnikova - đã tiến hành nhiều cuộc gặp gỡ với các nhóm hướng đạo học sinh vùng Donbass để nhờ họ để ý, tìm kiếm ở các nghĩa trang bỏ hoang, những nơi có tàn tích máy bay hoặc các bãi chiến trường. Năm 1968, một tờ báo lặp lại yêu cầu phong danh hiệu anh hùng Xô-viết cho Lydia, nhưng KGB (cơ quan kế tục NKVD) lại tiếp tục từ chối với lý do kinh điển: không tìm thấy xác.
Đến năm 1979, các hướng đạo sinh mới tìm ra một xác máy bay rơi trên cánh đồng vùng Dmitrievka (sau hàng loạt những xác máy bay rơi với hàng trăm phi công tử trận chưa được nhận diện). Họ được người dân kể lại rằng, một phi công nữ đã được chôn phía dưới, nhưng thi thể cô đã được cải táng 10 năm trước đó tới một nghĩa trang dân sự.
Mãi đến tháng 3/1986, Cục lưu trữ trung ương thuộc Bộ quốc phòng Liên Xô mới xác nhận nữ phi công rơi ở vùng Dmitrievka là Lydia. Năm 1988, tên của Lilya chính thức được ghi tại nghĩa trang nói trên. Hồ sơ của cô được cập nhật từ mất tích thành hi sinh.
Ngày 5 tháng 5 năm 1990, chủ tịch Mikhail Gorbachev ký quyết định truy phong Lydia danh hiệu "Anh hùng Liên Xô", truy tặng huân chương Sao Vàng. Một đám tang theo nghi thức quốc gia đã được tổ chức tại Moscow năm đó để tưởng niệm Lydia. Và trớ trêu thay, một năm sau, Liên Bang Xô-viết sụp đổ!
//
Lydia Vladimirovna Litvyak sinh ra trong gia đình lao động Do Thái tại thủ đô Moscow. Trong những năm 30, phong trào Osoaviakim - câu lạc bộ hàng không bán vũ trang, rất thịnh hành ở Liên Xô. Từ khi 14 tuổi cô đã tham gia câu lạc bộ hàng không Chkalov, 15 tuổi cô nhận được giấy phép lái máy bay và bắt đầu bay độc lập. Lydia là một trong những phi công xuất sắc, cô yêu thích bay biểu diễn và hay thực hiện các đường bay rất mạo hiểm.
Năm 1935, gia đình Lydia trở thành nạn nhân của cuộc "Đại thanh trừng". Cha cô bị bắt và sau đó bị xử tử khiến chị em Lydia phải trốn chui trốn nhủi và đổi sang họ mẹ để được bình yên. Chỉ cần các nhân viên của NKVD phát hiện ra, bất kỳ lúc nào Lydia cũng có thể bị bắt, cấm tham gia làm bất kể việc gì và có thể bị "xử tử” không công khai.
Khi chiến tranh nổ ra, rất nhiều nữ phi công từ khắp đất nước xin gia nhập quân đội nhưng tất cả đều bị từ chối: "Tình hình có thể xấu, nhưng chưa đến nỗi tuyệt vọng tới mức các cô gái phải bay". Nhiều nữ phi công lâu năm của phong trào Osoaviakim, có số giờ bay còn nhiều hơn nam giới đã bị bỏ lại, để rồi chết hoặc mất tích trong các cuộc tàn sát của Đức Quốc Xã. Một thời gian sau, khi các diễn biến xấu dồn dập xảy ra trên mặt trận, với mục đích củng cố tinh thần quân sĩ, Stalin đã đồng ý cho Marina Raskova (nữ phi hành gia nổi tiếng Liên-Xô những năm 30, một trong 3 người xây dựng nên đường bay Siberian) thành lập 3 trung đoàn nữ phi công: Trung đoàn tiêm kích 586 IAP, trung đoàn oanh tạc cơ 587 BAP và trung đoàn oanh tạc ban đêm 588 NBAP. Tất cả các thành viên phi đoàn, từ phi công, thợ máy, hoa tiêu… đều là nữ. Và Lydia là một trong những nữ phi công tình nguyện đầu tiên được chấp nhận.
Nhưng trong khoảng 1 năm sau đó, các cô gái Xô-viết chưa bao giờ thực sự tham chiến bởi những nhiệm vụ cấp trên giao cho, phần lớn chỉ là tuần tiễu dọc sông Volga hoặc trên vùng thảo nguyên Saratov. Vì vậy một số phi công, trong đó có Lydia, cảm thấy rất thất vọng. Nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra với cấp trên. Kết quả là tháng 9/1942, chỉ huy trung đòan 586, nữ thiếu tá Tamara Kazarinova, với lý do "chấn chỉnh nội bộ", đã gửi một số chiến sĩ thuộc loại "khó giác ngộ" ra mặt trận thực sự. Và Lydia cùng 7 nữ phi công khác được bố trí vào 1 đơn vị nam giới: trung đòan tiêm kích 286.
//
Chiến công đầu tiên của Lydia ghi được vào ngày 13/9/1942 khi cô bay ở vị trí wingman số 2, hỗ trợ cho trung đoàn trưởng. Khi gặp một đội 3 chiếc cường kích Junkers Ju-88, họ tấn công. Chỉ huy của Lydia hạ một chiếc, Lydia hạ chiếc thứ hai. Ngay khi đó, cô phát hiện đồng đội Raya Bielayeva đang bị một chiếc Bf-109 theo rất sát. Lydia ngoặt chéo đường bay, tiếp cận và bắn hạ chiếc Bf-109 này. Viên phi công Đức (một phi công “ace” thuộc đơn vị Richthofen), đã rất ngạc nhiên khi gặp đối thủ của mình: một nữ phi công trẻ đẹp vài ngày sau đó. Cần biết rằng thành tích bắn rơi 2 máy bay địch trong phi vụ đầu tiên trên chiến trường là cực hiếm, ngay cả đối với một phi công nam. Kể từ đó, Lydia trở nên nổi tiếng. Báo chí, bộ máy tuyên truyền của Stalin đã biến cô gái xinh đẹp với bộ tóc vàng, mắt to màu xám - con gái "kẻ thù của nhân dân" - trở thành biểu tượng cho các cô gái Liên-Xô lúc đó noi theo.
Bên ngòai buồng lái chiếc Yak-1 của Lydia, ở hai bên sườn, cô tô điểm cho “chiến hữu” của mình bằng hai bông lys trắng, nhưng mọi người thường nhầm thành hoa hồng. Chính vì vậy mà cô có biệt danh “Đoá hồng trắng". Lydia rất thích hoa và thường mang theo các bó hoa dại khi chiến đấu. Inna Pasportnikova, thợ cơ khí của Lydia kể lại, cô thường kẹp một bức bưu ảnh với hình hoa hồng vàng trên bảng điều khiển.
Nhưng danh tiếng thường đi kèm với sự ganh tỵ. Mọi người, nhất là các nam “đồng chí” đôi khi tỏ thái độ ra mặt với cô gái trẻ. Chính điều đó, khiến Lydia điên tiết và càng chọc điên họ nhiều hơn bằng cách ghi điểm trên chiến trường. Mỗi khi trở về căn cứ sau 1 phi vụ, Lydia thường thực hiện các bài nhào lộn dựng tóc gáy ở độ cao rất thấp khiến các chỉ huy phía dưới cảm thấy khó chịu. Đó cũng là lý do cô phải thuyên chuyển liên tục: từ sư đoàn 286 sang trung đoàn 437, rồi tới trung đoàn cận vệ số 9. Lydia chỉ cảm thấy thoải mái khi cô chuyển sang trung đoàn 296, do thiếu tá Nikolai Baranov, một người rất thông cảm với cô, chỉ huy. Suốt thời gian đó, trình độ bay điêu luyện của Lilya trên chiếc máy bay có hình bông hồng trắng đã khiến cô đã trở nên nổi tiếng cả trong giới phi công Luftwaffe. Cũng từ đó, Lilya nhanh chóng trở thành mục tiêu săn đuổi của các phi công Đức.
Ngày 22/3/1943, Lydia bị tấn công bởi 4 chiếc Messerschmitt Bf-109s trên vùng trời Kharkov. Bốn chiếc Bf-109s quây tròn cô vào giữa với mục đích quyết bắn hạ “Đoá hồng trắng”. Kết quả, Lydia bắn rơi 2 chiếc, 2 chiếc còn lại bỏ chạy. Hai phi công bị bắn hạ là trung úy Franz Müller và thượng sĩ Karl-Otto Harloff.
//
Lydia bị thương 3 lần và cả 3 đều diễn ra trong khoảng thời gian giữa mùa xuân và mùa hè năm 1943 - thời kỳ có các cuộc không chiến dày đặc. Lần đầu vào ngày 15/3, ngày cô bắn hạ một chiếc Ju-88, nhưng sau đó bị trúng đạn của chiếc Me-109s hộ tống. Mặc dù trúng đạn, cô vẫn tiếp tục bay và bắn hạ thêm 1 chiếc Ju-88 khác. Lydia hạ cánh thành công tại cắn cứ, sau đó nằm viện cho tới tháng 5.
Sau khi cô trở về đơn vị, trung đòan 296 IAP đã được đổi tên thành trung đoàn tiêm kích cận vệ 73 vì những chiến công của họ. Ngày 16 & 18 tháng 5, cô bị thương thêm 2 lần nữa. Cả hai lần cô đều phải hạ cánh trong vùng Đức chiếm đóng, lần đầu tự vượt qua chiến tuyến trở về, lần thứ hai được cứu bởi một phi công đồng đội.
Thời gian giữa năm 1943, các cuộc không chiến ở vùng Kursk trở nên dày đặc, mỗi ngày các phi công phải thực hiện liên tiếp nhiều phi vụ, Lydia trở nên mệt mỏi vì các vết thương liên tiếp. Nhưng so ra, những đau đớn về thể xác không là gì so với nỗi đau về tinh thần. Những tin xấu liến tiếp ập đến và chực chờ đánh gục “Đoá hồng trắng”
Ngày 6 tháng 5, chỉ huy của Lydia, người rất tin tưởng và thông cảm với tính tình của 1 cô gái trẻ con như Lydia, thiếu tá Nikolai Baranov (24 chiến công) bị rơi máy bay và hy sinh.
Ngày 21 tháng 5, người yêu Lydia, phi công “ace” Aleksey Solomatin (17 chiến công) thuộc sư đoàn tiêm kích 73, bị bắn hạ ngay trước mắt cô.
Ngay đến người bạn thân của Lydia, nữ phi công “ace” Katya Budanova (6 chiến công) cũng hi sinh trong thời gian đó.
Mặc dù lúc này Lydia đang là một "nữ anh hùng" - một ngôi sao của bộ máy tuyên truyền cách mạng, cô đã suy sụp cả thể chất lẫn tinh thần. Nhưng thay vì rút cô về hậu cứ, các tướng lĩnh vẫn quyết định để cô chiến đấu ngoài mặt trận. Bởi hơn ai hết, họ đang cần những chiến công của cô để cổ vũ cho toàn quân.
Và ngày 1/8 năm đó… Lydia đã thực hiện phi vụ cuối cùng của mình. Một mình “Đoá hồng trắng” đương đầu với 8 phi công thiện chiến của không quân Đức và hy sinh. Khi chiếc Yak-1 của Lydia cắm đầu xuống làng Dmitriyevka, trên thân nó tròn trĩnh 12 ngôi sao vàng. Khi ấy, Lydia Vladimirovna Litvyak chưa tròn 22 tuổi (cô sinh ngày 18/8/1921).
Lilya đã thực hiện thành công 168 phi vụ, bắn rơi trực tiếp 12 máy bay địch (thêm 3 chiếc cùng với đồng đội) bao gồm các loại Me-109, Ju-88, FW190. Các chiến công của Lilya thực hiện khi cô bay với 2 loại máy bay La-5 và Yak-1 (nhưng phần lớn là chiếc Yak-1 với 2 đoá hoa Lys). Các huân chương của cô gồm huân chương Cờ đỏ, huân chương Sao đỏ, hai lần được tặng huân chương Chiến tranh vệ quốc.
© son.le
Saigon / 2016
Nếu chỉ dùng 1 câu để nói về bà, tôi sẽ gọi bà là “Người anh hùng chưa được tuyên dương”. Bởi cuộc đời bà là 1 chuỗi những nỗi bất công, từ sự phân biệt của Xã Hội, ghẻ lạnh của cấp trên đến sự ganh tỵ của các “đồng đội” nam. Ngay cả cái chết của bà cũng trở thành hình ảnh đặc trưng cho sự phi quân tử khi 8 chiếc Me-109 (do 8 phi công nam Luftwaffe) bao vây, quyết bắn hạ cho bằng được chiếc Yak-1 đặc biệt với hình vẽ 2 bông Lys trắng 2 bên.
Đó là ngày 1/8/1943, khi quân Đức phát hiện chiếc Yak-1 của Lydia trên vùng trời Orel khi cô đang hộ tống một đơn vị IL-2 Sturmoviks. Lập tức 8 chiếc Me-109 được lệnh đón đầu để tấn công Lydia. Mặc dù 1 chọi 8, nhưng Lydia cũng khiến phi đội Đức phải vất vả mới hạ được cô. Chiếc máy bay của Lydia rơi xuống gần làng Dmitriyevka, thuộc quận Shakhterski. Thi thể cô được dân làng mai táng ngay dưới thân chiếc Yak-1 với 12 ngôi sao vàng trên thân. Khi hi sinh, Lydia mới 21 tuổi.
Không có báo cáo nào về cái chết của Lydia, Dân ủy nội vụ NKVD (cơ quan chuyên môn "đâm sau lưng chiến sĩ" của Liên-Xô) mau chóng liệt cô vào trường hợp mất tích trên chiến trường. Thời gian đó, theo chỉ thị của Stalin: "Mọi chiến sĩ rơi vào tay quân địch đều bị coi là kẻ phản bội", người ta đối xử với đồng đội bị bắt như kẻ thù. Các cơ quan và tướng lĩnh đều nhất trí từ chối đề nghị của đơn vị, xin truy tặng huân chương hoặc danh hiệu cho Lydia. Thậm chí NKVD còn tiến hành một cuộc điều tra xem cô có phản bội hay không, nhưng cuối cùng không phát hiện ra điều gì.
Mùa hè năm 1946, đồng đội của Lydia tiến hành một cuộc tìm kiếm tại khu vực cô mất tích nhưng không thu được kết quả. Một đài tưởng niệm cô: một tảng đá với 12 ngôi sao vàng, được dựng lên tại Krasy Luch vùng Donetsk.
Từ năm 1946 tới năm 1968, qua báo chí, đài phát thanh và TV, người thợ máy và cũng là bạn thân của Lydia - Inna Pasportnikova - đã tiến hành nhiều cuộc gặp gỡ với các nhóm hướng đạo học sinh vùng Donbass để nhờ họ để ý, tìm kiếm ở các nghĩa trang bỏ hoang, những nơi có tàn tích máy bay hoặc các bãi chiến trường. Năm 1968, một tờ báo lặp lại yêu cầu phong danh hiệu anh hùng Xô-viết cho Lydia, nhưng KGB (cơ quan kế tục NKVD) lại tiếp tục từ chối với lý do kinh điển: không tìm thấy xác.
Đến năm 1979, các hướng đạo sinh mới tìm ra một xác máy bay rơi trên cánh đồng vùng Dmitrievka (sau hàng loạt những xác máy bay rơi với hàng trăm phi công tử trận chưa được nhận diện). Họ được người dân kể lại rằng, một phi công nữ đã được chôn phía dưới, nhưng thi thể cô đã được cải táng 10 năm trước đó tới một nghĩa trang dân sự.
Mãi đến tháng 3/1986, Cục lưu trữ trung ương thuộc Bộ quốc phòng Liên Xô mới xác nhận nữ phi công rơi ở vùng Dmitrievka là Lydia. Năm 1988, tên của Lilya chính thức được ghi tại nghĩa trang nói trên. Hồ sơ của cô được cập nhật từ mất tích thành hi sinh.
Ngày 5 tháng 5 năm 1990, chủ tịch Mikhail Gorbachev ký quyết định truy phong Lydia danh hiệu "Anh hùng Liên Xô", truy tặng huân chương Sao Vàng. Một đám tang theo nghi thức quốc gia đã được tổ chức tại Moscow năm đó để tưởng niệm Lydia. Và trớ trêu thay, một năm sau, Liên Bang Xô-viết sụp đổ!
//
Lydia Vladimirovna Litvyak sinh ra trong gia đình lao động Do Thái tại thủ đô Moscow. Trong những năm 30, phong trào Osoaviakim - câu lạc bộ hàng không bán vũ trang, rất thịnh hành ở Liên Xô. Từ khi 14 tuổi cô đã tham gia câu lạc bộ hàng không Chkalov, 15 tuổi cô nhận được giấy phép lái máy bay và bắt đầu bay độc lập. Lydia là một trong những phi công xuất sắc, cô yêu thích bay biểu diễn và hay thực hiện các đường bay rất mạo hiểm.
Năm 1935, gia đình Lydia trở thành nạn nhân của cuộc "Đại thanh trừng". Cha cô bị bắt và sau đó bị xử tử khiến chị em Lydia phải trốn chui trốn nhủi và đổi sang họ mẹ để được bình yên. Chỉ cần các nhân viên của NKVD phát hiện ra, bất kỳ lúc nào Lydia cũng có thể bị bắt, cấm tham gia làm bất kể việc gì và có thể bị "xử tử” không công khai.
Khi chiến tranh nổ ra, rất nhiều nữ phi công từ khắp đất nước xin gia nhập quân đội nhưng tất cả đều bị từ chối: "Tình hình có thể xấu, nhưng chưa đến nỗi tuyệt vọng tới mức các cô gái phải bay". Nhiều nữ phi công lâu năm của phong trào Osoaviakim, có số giờ bay còn nhiều hơn nam giới đã bị bỏ lại, để rồi chết hoặc mất tích trong các cuộc tàn sát của Đức Quốc Xã. Một thời gian sau, khi các diễn biến xấu dồn dập xảy ra trên mặt trận, với mục đích củng cố tinh thần quân sĩ, Stalin đã đồng ý cho Marina Raskova (nữ phi hành gia nổi tiếng Liên-Xô những năm 30, một trong 3 người xây dựng nên đường bay Siberian) thành lập 3 trung đoàn nữ phi công: Trung đoàn tiêm kích 586 IAP, trung đoàn oanh tạc cơ 587 BAP và trung đoàn oanh tạc ban đêm 588 NBAP. Tất cả các thành viên phi đoàn, từ phi công, thợ máy, hoa tiêu… đều là nữ. Và Lydia là một trong những nữ phi công tình nguyện đầu tiên được chấp nhận.
Nhưng trong khoảng 1 năm sau đó, các cô gái Xô-viết chưa bao giờ thực sự tham chiến bởi những nhiệm vụ cấp trên giao cho, phần lớn chỉ là tuần tiễu dọc sông Volga hoặc trên vùng thảo nguyên Saratov. Vì vậy một số phi công, trong đó có Lydia, cảm thấy rất thất vọng. Nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra với cấp trên. Kết quả là tháng 9/1942, chỉ huy trung đòan 586, nữ thiếu tá Tamara Kazarinova, với lý do "chấn chỉnh nội bộ", đã gửi một số chiến sĩ thuộc loại "khó giác ngộ" ra mặt trận thực sự. Và Lydia cùng 7 nữ phi công khác được bố trí vào 1 đơn vị nam giới: trung đòan tiêm kích 286.
//
Chiến công đầu tiên của Lydia ghi được vào ngày 13/9/1942 khi cô bay ở vị trí wingman số 2, hỗ trợ cho trung đoàn trưởng. Khi gặp một đội 3 chiếc cường kích Junkers Ju-88, họ tấn công. Chỉ huy của Lydia hạ một chiếc, Lydia hạ chiếc thứ hai. Ngay khi đó, cô phát hiện đồng đội Raya Bielayeva đang bị một chiếc Bf-109 theo rất sát. Lydia ngoặt chéo đường bay, tiếp cận và bắn hạ chiếc Bf-109 này. Viên phi công Đức (một phi công “ace” thuộc đơn vị Richthofen), đã rất ngạc nhiên khi gặp đối thủ của mình: một nữ phi công trẻ đẹp vài ngày sau đó. Cần biết rằng thành tích bắn rơi 2 máy bay địch trong phi vụ đầu tiên trên chiến trường là cực hiếm, ngay cả đối với một phi công nam. Kể từ đó, Lydia trở nên nổi tiếng. Báo chí, bộ máy tuyên truyền của Stalin đã biến cô gái xinh đẹp với bộ tóc vàng, mắt to màu xám - con gái "kẻ thù của nhân dân" - trở thành biểu tượng cho các cô gái Liên-Xô lúc đó noi theo.
Bên ngòai buồng lái chiếc Yak-1 của Lydia, ở hai bên sườn, cô tô điểm cho “chiến hữu” của mình bằng hai bông lys trắng, nhưng mọi người thường nhầm thành hoa hồng. Chính vì vậy mà cô có biệt danh “Đoá hồng trắng". Lydia rất thích hoa và thường mang theo các bó hoa dại khi chiến đấu. Inna Pasportnikova, thợ cơ khí của Lydia kể lại, cô thường kẹp một bức bưu ảnh với hình hoa hồng vàng trên bảng điều khiển.
Nhưng danh tiếng thường đi kèm với sự ganh tỵ. Mọi người, nhất là các nam “đồng chí” đôi khi tỏ thái độ ra mặt với cô gái trẻ. Chính điều đó, khiến Lydia điên tiết và càng chọc điên họ nhiều hơn bằng cách ghi điểm trên chiến trường. Mỗi khi trở về căn cứ sau 1 phi vụ, Lydia thường thực hiện các bài nhào lộn dựng tóc gáy ở độ cao rất thấp khiến các chỉ huy phía dưới cảm thấy khó chịu. Đó cũng là lý do cô phải thuyên chuyển liên tục: từ sư đoàn 286 sang trung đoàn 437, rồi tới trung đoàn cận vệ số 9. Lydia chỉ cảm thấy thoải mái khi cô chuyển sang trung đoàn 296, do thiếu tá Nikolai Baranov, một người rất thông cảm với cô, chỉ huy. Suốt thời gian đó, trình độ bay điêu luyện của Lilya trên chiếc máy bay có hình bông hồng trắng đã khiến cô đã trở nên nổi tiếng cả trong giới phi công Luftwaffe. Cũng từ đó, Lilya nhanh chóng trở thành mục tiêu săn đuổi của các phi công Đức.
Ngày 22/3/1943, Lydia bị tấn công bởi 4 chiếc Messerschmitt Bf-109s trên vùng trời Kharkov. Bốn chiếc Bf-109s quây tròn cô vào giữa với mục đích quyết bắn hạ “Đoá hồng trắng”. Kết quả, Lydia bắn rơi 2 chiếc, 2 chiếc còn lại bỏ chạy. Hai phi công bị bắn hạ là trung úy Franz Müller và thượng sĩ Karl-Otto Harloff.
//
Lydia bị thương 3 lần và cả 3 đều diễn ra trong khoảng thời gian giữa mùa xuân và mùa hè năm 1943 - thời kỳ có các cuộc không chiến dày đặc. Lần đầu vào ngày 15/3, ngày cô bắn hạ một chiếc Ju-88, nhưng sau đó bị trúng đạn của chiếc Me-109s hộ tống. Mặc dù trúng đạn, cô vẫn tiếp tục bay và bắn hạ thêm 1 chiếc Ju-88 khác. Lydia hạ cánh thành công tại cắn cứ, sau đó nằm viện cho tới tháng 5.
Sau khi cô trở về đơn vị, trung đòan 296 IAP đã được đổi tên thành trung đoàn tiêm kích cận vệ 73 vì những chiến công của họ. Ngày 16 & 18 tháng 5, cô bị thương thêm 2 lần nữa. Cả hai lần cô đều phải hạ cánh trong vùng Đức chiếm đóng, lần đầu tự vượt qua chiến tuyến trở về, lần thứ hai được cứu bởi một phi công đồng đội.
Thời gian giữa năm 1943, các cuộc không chiến ở vùng Kursk trở nên dày đặc, mỗi ngày các phi công phải thực hiện liên tiếp nhiều phi vụ, Lydia trở nên mệt mỏi vì các vết thương liên tiếp. Nhưng so ra, những đau đớn về thể xác không là gì so với nỗi đau về tinh thần. Những tin xấu liến tiếp ập đến và chực chờ đánh gục “Đoá hồng trắng”
Ngày 6 tháng 5, chỉ huy của Lydia, người rất tin tưởng và thông cảm với tính tình của 1 cô gái trẻ con như Lydia, thiếu tá Nikolai Baranov (24 chiến công) bị rơi máy bay và hy sinh.
Ngày 21 tháng 5, người yêu Lydia, phi công “ace” Aleksey Solomatin (17 chiến công) thuộc sư đoàn tiêm kích 73, bị bắn hạ ngay trước mắt cô.
Ngay đến người bạn thân của Lydia, nữ phi công “ace” Katya Budanova (6 chiến công) cũng hi sinh trong thời gian đó.
Mặc dù lúc này Lydia đang là một "nữ anh hùng" - một ngôi sao của bộ máy tuyên truyền cách mạng, cô đã suy sụp cả thể chất lẫn tinh thần. Nhưng thay vì rút cô về hậu cứ, các tướng lĩnh vẫn quyết định để cô chiến đấu ngoài mặt trận. Bởi hơn ai hết, họ đang cần những chiến công của cô để cổ vũ cho toàn quân.
Và ngày 1/8 năm đó… Lydia đã thực hiện phi vụ cuối cùng của mình. Một mình “Đoá hồng trắng” đương đầu với 8 phi công thiện chiến của không quân Đức và hy sinh. Khi chiếc Yak-1 của Lydia cắm đầu xuống làng Dmitriyevka, trên thân nó tròn trĩnh 12 ngôi sao vàng. Khi ấy, Lydia Vladimirovna Litvyak chưa tròn 22 tuổi (cô sinh ngày 18/8/1921).
Lilya đã thực hiện thành công 168 phi vụ, bắn rơi trực tiếp 12 máy bay địch (thêm 3 chiếc cùng với đồng đội) bao gồm các loại Me-109, Ju-88, FW190. Các chiến công của Lilya thực hiện khi cô bay với 2 loại máy bay La-5 và Yak-1 (nhưng phần lớn là chiếc Yak-1 với 2 đoá hoa Lys). Các huân chương của cô gồm huân chương Cờ đỏ, huân chương Sao đỏ, hai lần được tặng huân chương Chiến tranh vệ quốc.
© son.le
Saigon / 2016
ABOUT THE AUTHOR
Lịch sử quân sự, nghê thuật chiến tranh và những tướng lĩnh kiệt xuất
0 nhận xét:
Đăng nhận xét