[Bình luận] Chiến hạm Trung Quốc cập cảng Cam Ranh


Hôm nay (23/10/2016), 3 chiến hạm TQ thuộc biên chế Hạm đội Đông Hải đã cập cảng Cam Ranh (Việt Nam), bắt đầu chuyến thăm viếng kéo dài 3 ngày, nhằm thắt chặt quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Biên đội này bao gồm: 2 tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type-054A: Tương Đàm (531) & Châu Sơn (529) cùng tàu tiếp vận Type-903A mang tên Sào Hồ (890) của hải quân Trung Quốc.
Ngược dòng thời gian, vào tháng 3/1988 trong trận hải chiến Gạc Ma, khi Trung Quốc nổ súng tấn công và giết hại bộ đội ta thì trong biên chế tấn công, cũng có 1 chiến hạm mang tên Tương Đàm. Đó là khu trục hạm mang số 556 Xiangtan / Tương Đàm (thuộc lớp Giang Hộ II / 053H1).
Đến năm 1989, chiếc Tương Đàm (556) này đã được TQ bán cho hải quân Bangladesh và đổi tên thành F18 (*)
//
Ngày hôm nay, đồng loạt các nhà báo trên newfeed của tôi cảm thán về sự kiện này. Và nói như nhà báo Nguyễn Sơn thì:
"Hôm nay, chiến hạm mới Tương Đàm 531 ngạo nghễ, đàng hoàng được vỗ tay chào mừng ở Cam Ranh. Có đau không?"
Dĩ nhiên, trên bình diện bình thường mà nói, có thể lần cập bến giao lưu này là ngẫu nhiên. Bởi biên đội chiến hạm này của TQ thuộc biên chế hạm đội Đông Hải, vốn phụ trách khu vực biển giáp với Nhật Bản và Đài Loan là chủ yếu. Nó không phải hạm đội đang thực thi nhiệm vụ ở khu vực tranh chấp trực tiếp với Việt Nam, Philippines và các nước Đông Nam Á (phụ trách khu vực này là hạm đội Nam Hải). Hơn nữa, nó vừa hoàn thành chuyến hộ tống mang nghĩa vụ quốc tế ở khu vực vịnh Aden (vùng Sừng châu Phi) / Somali trở về. Trên đường về, biên đội tàu này cũng đã ghé thăm hàng loạt hải cảng của các nước Đông Nam Á như: Myanmar, Malaysia... và Việt Nam chỉ là 1 trong số đó.
Đành rằng chiến tranh đã qua đi, và ở thời điểm hiện tại, có thể cho rằng đó là mối quan hệ hữu hảo, giao thương quốc tế. Tuy nhiên, việc để 1 con tàu mang chính tên chiến hạm đã nổ súng vào chúng ta, giết hại các chiến sĩ ta và cướp đi những gì thiêng liêng nhất của ông cha cập cảng, giao lưu... và chúng ta phải niềm nở chào đón, tay bắt mặt mừng... ở 1 góc độ nào đó khiến nỗi đau không khỏi nhói lên một lần nữa.
Điều này có thể là ngẫu nhiên, cũng có thể là có bàn tay sắp đặt, để nó như 1 cái tát "nhắc cho mà nhớ" hoặc 1 kiểu hạ nhục đối thủ trên chính sân khách. Nhưng dù có là gì đi chăng nữa, thì ngày hôm nay, cái tên Tương Đàm đang được chào đón ở cảng Cam Ranh.
Buồn không tôi ơi?
(*) Thông tin chưa được kiểm chứng!
//
Nói thêm về chiếc Tương Đàm 1 chút, theo nhà báo Mai Thanh Hải thì Tương Đàm (531) chỉ mới vừa được biên chế vào Hạm đội Đông Hải vào tháng 2 / 2016. Tuy vậy, nó lại mang số hiệu là 531, và đây cũng chính là số hiệu cũ của tàu hộ vệ Ưng Đàm thuộc lớp 053K (Giang Đông).
Chiếc Ưng Đàm này cũng là một trong ba chiến hạm Trung Quốc từng tham gia đánh chiếm Trường Sa của ta năm 1988.

*******************************************************************

Những bạn cho rằng TQ là nước lớn, ta là nước nhỏ thì phải chịu nhịn, quả thực chưa hiểu gì về quan hệ ngoại giao.

trong ngoại giao, đề từ chối 1 sự kiện, không thiếu cách. mêm mỏng có, cứng rắn cũng có. cái chính là chúng ta có đặt mục đích đó lên hàng đầu để mà làm hay không?

trong quá khứ, chúng ta từng từ chối biết bao nhiêu lần TQ? tướng Giáp nhất quyết không nghe theo tướng Trần Canh và ban tham mưu TQ khi quyết định kéo pháo ra, đánh theo cách của ta? lúc đó, nếu nghĩ như các bạn thì "thôi, không làm theo ý nó, nó cắt viện trợ thì chết" à?

năm 1974, chẳng phải bộ chính trị ta mềm dẻo từ chối thẳng thừng đề nghị "các đồng chí cứ dốc toàn lực giải phóng miền Nam, để miền Bắc chúng tôi giữ cho" của Mao Trạch Đông đó sao?

đó là mềm dẻo? còn cứng rắn ư? để tôi nhắc các bạn câu chuyện về TBT Lê Duẩn của chúng ta:

Trong lần gặp đầu tiên trong năm 1963 ở Vũ Hán, nơi mà Mao Trạch Đông đã tiếp một phái đoàn của Đảng lao Động Việt Nam. Trong buổi họp đó, Mao Trạch Đông đã cố tình hỏi Lê Duẩn:

- Đồng chí, có đúng là dân tộc ông đã chiến đấu và đánh bại quân Nguyên?

Lê Duẩn nói: “Đúng như vậy”.

Mao Trạch Đông hỏi tiếp: “Lại một lần nữa, có đúng không, đồng chí, là các ông đã đánh bại quân nhà Thanh?”

Lê Duẩn trả lời: “Đúng như vậy.”

Mao Trạch Đông lại hỏi: “Và cả quân nhà Minh nữa?”

Tới lúc đó, Lê Duẩn nói thẳng thừng: “Đúng, và luôn cả quân đội của ông nữa, nếu các ông tìm cách xâm lược đất nước tôi"

thế nên, đừng vin vào cái cớ họ là nước lớn, chúng ta là nước nhỏ để nhẫn nhịn cho những việc như vậy. cái chính là chúng ta có chấp nhận đề nghị "chơi trên đầu" đó của họ hay không mà thôi!


*******************************************************************

Hữu hảo, giao thương quốc tế - Tôi cảm thấy chúng ta đang phản bội anh linh của các liệt sĩ ngã xuống bảo vệ biển đảo Tổ Quốc. Rất nhiều lần xem lại video hải chiến Gạc Ma 1988 mà chưa lần nào cầm nổi nước mắt. Đau, rất đau

Thai Le

Share this:

ABOUT THE AUTHOR

Lịch sử quân sự, nghê thuật chiến tranh và những tướng lĩnh kiệt xuất

0 nhận xét:

Đăng nhận xét